Hỗ trợ online
  •   0582354056
      0582354056
Fanpage

0 - 1,850,000 đ        

Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: 5 ngộ nhận chủ yếu

Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam: 5 ngộ nhận chủ yếu

15/01/2019 14:53 -

Trong quá trình làm dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (TTNT) ở Việt Nam, được tiếp xúc và làm việc với rất nhiều doanh nghiệp, chúng tôi nhận ra rằng đây là một thị trường cực kì tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách. Để minh họa cho đánh giá này, tôi xin được liệt kê ra đây 5 xu hướng chủ đạo về TTNT tại Việt Nam (VN).

Có hàng trăm bài toán tối ưu hoá về Logistics cảng biển. Ảnh: PV

1. TTNT là Máy Học

Đây có lẽ là cách giải thích theo hướng học thuật được nhắc tới nhiều nhất không chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Hàng loạt các hội thảo, khóa học, sự kiện về những ứng dụng của Máy Học với sự tham gia của các công ty, chuyên gia trong và ngoài nước được tổ chức với mật độ dày đặc từ Bắc chí Nam thu hút sự quan tâm của rất nhiều thành phần, độ tuổi trong xã hội. Rất nhiều khả năng thuyết phục về việc ứng dụng Máy Học được nhắc tới thông qua các ví dụ thực tế: Từ nhận dạng khuôn mặt, camera giao thông thông minh, phân loại nông sản tới nhận dạng chữ viết tay, biển số xe, chứng minh thư nhân dân (CMTND), nhận dạng giọng nói, xe tự lái...

Trên lý thuyết tiềm năng là vậy, thế nhưng trong thực tế những ứng dụng này hầu như chưa đi được vào các doanh nghiệp do chưa tạo ra được đủ độ tin cậy và ổn định. Có thể kể đến việc camera và phần mềm nhận dạng khuôn mặt phục vụ cho việc check in/check out công sở đến từ một cường quốc trên thế giới là Trung Quốc hiện chưa tạo ra được sự hài lòng cho các doanh nghiệp sử dụng. Khi nhận được các yêu cầu làm tốt hơn các sản phẩm sẵn có trên thị trường về nhận dạng khuôn mặt, phản xạ ngay lập tức của chúng tôi là từ chối. Đây là một bài toán mang tầm thế giới và đòi hỏi rất nhiều năm nghiên cứu bền bỉ với sự đầu tư về nhân vật lực khổng lồ.

Ngoài ra còn có thể kể đến một bài toán tiêu biểu, nhập môn về Máy Học cho việc nhận dạng chữ viết tay, biển số xe hay CMTND. Hiện tại theo hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi chưa thấy được bất kì phần mềm nào trên thị trường có thể đáp ứng được yêu cầu với hệ thống chữ viết, biển số xe hay CMTND VN. Có hai lý do cho vấn đề này: thứ nhất việc nhận dạng chữ viêt biển số xe hay CMTND VN chưa được đầu tư phát triển nhiều như tiếng Anh; Thứ hai, yêu cầu của các DN có nhu cầu về phần mềm này thường rất cao, họ thường đòi hỏi việc nhận chính xác 100% hoặc chấp nhận sai số cực thấp trong khi không có đủ khả năng chi trả và không kiên trì đầu tư dài hạn (như các DN nước ngoài - mà Nhật là một ví dụ tiêu biểu).

Nói như vậy không có nghĩa là vơ đũa cả nắm tất cả các DN VN, khi làm việc với các tập đoàn lớn, chúng tôi nhận thấy sự cầu thị và sự trân trọng của họ đối với các chuyên gia. Chúng tôi hiểu được sự đầu tư tốn kém của các tập đoàn lớn với kinh nghiệm đau thương khi làm TTNT với hầu hết các tập đoàn khổng lồ trên thế giới từ Google, IBM, Oracle đến các công ty mới nổi từ khắp nơi trên thế giới đến tư vấn và chào bán sản phẩm. Tôi xin phép được phân tích các lí do dẫn đến sự thiếu hiệu quả này trong phần sau.

2. TTNT là Xử lí Ngôn ngữ Tự nhiên

Cách giải thích này thực sự đã tạo ra một cơn lũ các công ty làm phần mềm về Chatbot - trả lời khách hàng tự động cho 70-80% các công hỏi thông dụng nhất trong việc chăm sóc khách hàng, giảm thiểu nhân lực con người. Có hai lý do tạo nên làn sóng Chatbot này: Thứ nhất, việc tạo ra các sản phẩm Chatbot là công nghệ ít thách thức nhất trong TTNT; Thứ hai, Chatbot là một công nghệ chuẩn thế giới. Rất nhiều thư viện mã nguồn mở sẵn sàng và miễn phí cho phép các công ty tùy chỉnh và áp dụng hiệu quả cho các khách hàng của mình trong một thời gian ngắn. Đây cũng là một yêu cầu mà chúng tôi thường xuyên từ chối.

Bên cạnh việc không có lợi thế cạnh tranh, việc có quá nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước, cùng với giá nhân công thấp dẫn đến việc Chatbot không được đánh giá cao.

3. TTNT như Mì ăn liền

Đây là tên của một bài trình bày quảng bá cho Google API (các dịch vụ có sẵn cho Máy Học của Google) xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Ý tưởng của Google là các DN công nghệ thậm chí không cần có năng lực Máy Học cũng có thể tạo ra các phần mềm TTNT một cách dễ dàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ có sẵn từ Google và trả tiền cho mỗi lần gọi dịch vụ.

Chúng tôi vẫn hay nói đùa với nhau là các dịch vụ này của Google giống bào ngư, vây cá chứ không giống mì ăn liền như họ quảng bá. Lí do hết sức đơn giản là khi áp dụng thực tế cho các DN, việc gọi dịch vụ của Google hàng ngàn, hàng triệu lần một ngày sẽ tạo ra chi phí khổng lồ cho các DN VN, trong khi hiệu quả thực tế vẫn là một dấu hỏi lớn. Ngoài Google, các gã khổng lồ khác trên thế giới như IBM, Amazon, Microsoft cũng đang chạy đua vũ trang quyết liệt cho miếng bánh thị trường màu mỡ này.

4. TTNT là tất cả mọi thứ khác Blockchain, IoT, Siri, ...

Cùng với cuộc CMCN 4.0, TTNT đang là thứ trang sức được hầu hết các DN VN và cả thế giới ưa chuộng để đánh bóng hình ảnh của mình. Mọi thứ đều là TTNT, mọi thứ đều tự động hóa, mọi thứ đều màu hồng.

5. TTNT phục vụ cho Tối ưu

Khi gặp gỡ các DN VN, chúng tôi thường bắt đầu bằng các vấn đề cần tối ưu khi nguồn lực hạn hẹp dù đối có các công ty nhỏ hay các tập đoàn với doanh thu hàng nghìn tỉ mỗi năm. Bắt đầu vấn đề với cách tiếp cận cầu thị và trung thực với mong muốn hiểu các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, chúng tôi luôn giữ được uy tín, quan hệ và hình ảnh tốt dù có đi tới được hợp đồng hay không.

Bằng cách hiểu vấn đề và nghiên cứu độ khả thi của các giải pháp trong một thời gian không quá dài, chúng tôi luôn tư vấn giúp cho các khách hàng đưa ra các quyết định ngay từ ban đầu về việc nên làm hay không làm để tránh được sự lãng phí về thời gian, nhân vật lực và tiền bạc. Đối với các tập đoàn lớn, đôi khi họ phải chấp nhận một mặt sử dụng các hệ thống lớn với giá cao, mặt khác xử lí một cách thủ công, kinh nghiệm với các tác vụ đặc thù không theo bất cứ một chuẩn nào trên thế giới của doanh nghiệp mình.

Lật lại vấn đề, tại sao các gã khổng lồ về TTNT không muốn giải quyết các vấn đề đặc thù tại VN? Câu trả lời theo logic là vì chúng không đáng để đầu tư nghiên cứu với kinh phí quá cao, trong khi vấn đề đặc thù của DN này lại khác xa vấn đề của các DN khác ngay tại thị trường VN. Trong kinh doanh, không có chuyện đầu tư lớn để tạo ra sản phẩm phục vụ cho duy nhất một DN với giá rẻ mà không có khả năng nhân rộng và bán được trên toàn VN, châu Á hay thậm chí thế giới.

Muốn vậy cần sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các DN VN, từ việc cung cấp đầy đủ các dữ liệu chân thực, nghiệp vụ đặc thù, cho tới việc chuẩn bị một đội ngũ hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình dài hơi tạo ra các sản phẩm TTNT mang thương hiệu thuần Việt.

Nguồn: http://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/tri-tue-nhan-tao-o-viet-nam-5-xu-huong-chu-dao/20190104102042666p1c859.htm

TIN TỨC KHÁC
  • Xu hướng công nghệ 2019
    15/01/2019

    Xu hướng công nghệ 2019 09/01/2019 08:15 - Đầu năm 2018, dư luận đều đổ dồn vào Facebook trong vụ bê bối Cambridge Analytica, khi cơ quan nghiên cứu này được tiếp cận thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng mạng xã hội Facebook mà không có sự đồng ý của họ. Năm nay cũng có sự sụt giảm kéo dài cả năm trong thị trường tiền ảo, với đồng bitcoin giảm từ mức cao kỷ lục gần 20.000 USD vào tháng 12/2017 xuống dưới mức 3.500 USD một năm sau đó. Tuy nhiên, năm 2019 có vẻ như sẽ là một năm tuyệt vời cho công nghệ. Dưới đây là những dự đoán của tạp chí The Week cho các công nghệ hàng đầu cho năm 2019: Virus wannacry đã tấn công 200.000 máy tính trên phạm vi 150 nước, gây thiệt hại hàng triệu tỉ USD. Chuyển đổi sang mạng 5G Về cơ bản, 5G là tiêu chuẩn mới cho các mạng di động, hứa hẹn “tốc độ tải xuống tương đương với băng thông rộng” và khả năng kết nối tốt hơn ở các khu vực đông đúc, theo như đánh giá của tạp chí Wired. Khi bắt đầu triển khai trong 12 tháng tới, tín hiệu 5G sẽ được sử dụng song song với các kết nối 4G và 3G hiện đang được sử dụng trên toàn nước Anh. Theo tờ Daily Telegraph, nhà mạng EE sẽ bắt đầu cung cấp tín hiệu 5G tại 16 thành phố của Anh quốc vào năm 2019, bao gồm London và Cardiff. Nhưng EE không phải là nhà cung cấp duy nhất nâng cấp mạng vào năm tới, vì Vodafone, Three và O2 cũng đã công bố kế hoạch chuyển sang kết nối 5G. Vậy làm thế nào để sử dụng được tín hiệu mới này? Dĩ nhiên, người dùng sẽ cần một điện thoại thông minh có thể nhận tín hiệu 5G. Ngoài một vài thiết bị mẫu, chưa có nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nào tiết lộ các thiết bị có khả năng kết nối với 5G. Tuy nhiên, tại Hội nghị công nghệ Snapdragon ở Hawaii vào tháng trước, Cristiano Amon, người đứng đầu nhà sản xuất chip Qualcomm, nói rằng ông tin rằng “mọi nhà sản xuất thiết bị cầm tay dựa trên hệ điều hành Android” sẽ giới thiệu tính năng hỗ trợ 5G trên các thiết bị mới của họ vào năm tới. Trong khi đó, Apple được đồn đoán là sẽ chờ đến năm 2020 mới ra mắt một chiếc iPhone 5G nhằm tránh vấn đề “phạm vi phủ sóng còn lác đác” của mạng 5G hiện nay, một nguồn tin nội bộ trao đổi với Bloomberg cho biết. An ninh mạng chiếm vị trí trung tâm Có ít nhất bốn vụ vi phạm lớn về dữ liệu trong bốn tháng qua, và nhiều vụ trước đó đã xảy ra vào đầu năm 2018. Trong khi các cuộc tấn công thường nhắm vào các công ty toàn cầu lớn, đặc biệt là những kho lưu trữ dữ liệu khách hàng khổng lồ, chúng vẫn là mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh quốc gia. Vào tháng 11, ủy ban về Chiến lược an ninh quốc gia của Anh đã cảnh báo Chính phủ Anh rằng chính phủ hiện đang không được chuẩn bị đầy đủ trước các cuộc tấn công có thể xảy ra từ các cường quốc công nghệ như Nga, Trung Quốc và Iran, theo báo cáo của tờ Financial Times. Các thành viên của ủy ban cũng nói thêm rằng cách tiếp cận của chính phủ đối với an ninh mạng quốc gia là “nói nhiều làm ít”. Các luật mới được Liên minh châu Âu đưa ra vào tháng 1 đã cố gắng buộc các quốc gia phải cải thiện an ninh mạng, kênh truyền hình Sky News cho biết. Các cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia (CNI) như lĩnh vực quốc phòng nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh mạng do EU đưa ra có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 17 triệu bảng. Không biết liệu điều này có thay đổi khi Anh rời khỏi EU hay không, nhưng Sky News lưu ý rằng Anh đã có kế hoạch riêng - Chỉ thị Hệ thống Thông tin và Mạng (NIS) - để thúc đẩy an ninh chống lại các cuộc tấn công mạng trên toàn quốc. Diện mạo hoàn toàn mới của điện thoại thông minh Sự chú ý của thế giới công nghệ sẽ dành cho Samsung vào đầu năm nay, vì công ty này dự kiến sẽ công bố điện thoại thông minh gập - được gọi là Galaxy X, F hoặc Fold. Theo tạp chí Alphr, việc sản xuất điện thoại gập dự kiến sẽ bắt đầu trong vài tháng tới và sẽ đưa ra thị trường trong năm 2019. Google được cho là đang tạo ra phần mềm để hỗ trợ thiết bị gập, đây là chỉ báo rằng công nghệ này cũng có thể xuất hiện trên các thiết bị của các công ty khác chứ không chỉ Samsung. Trong khi đó, các nhà sản xuất điện thoại thông minh vẫn sẽ đưa ra những cách sáng tạo hơn để ngụy trang cho chiếc “tai thỏ”- một khoảng trống nhỏ ở phía trên màn hình điện thoại thông minh để chứa camera trước và các cảm biến. Samsung Galaxy A8 và Huawei Honor View 20 đang dẫn đầu trong việc hạn chế “tai thỏ”; hai mẫu điện thoại này chỉ còn một lỗ đen nhỏ trên màn hình để chứa camera. Tên lửa của Xspace Hành trình đến những vì sao Cuộc đua đưa khách du lịch vào vũ trụ sẽ cũng nóng lên trong 12 tháng tới. Khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đua nhau trở thành quốc gia đầu tiên đưa con người vào vũ trụ, các công ty tư nhân hiện nay mới là những người dẫn đầu trong cuộc đua vũ trụ. Các công ty lớn trong cuộc đua này là SpaceX của Elon Musk, Virgin Galactic của Sir Richard Branson và Blue Origin do Jeff Bezos sáng lập. Tất cả đều có kế hoạch đưa du khách lên vũ trụ vào năm 2019 bằng những con đường khác nhau. Theo Branson, Virgin Galactic có thể đưa một khách hàng vào không gian sớm nhất là vào tháng 3. Hãng dự định sẽ sử dụng một chiếc máy bay phản lực nhỏ để đưa du khách đến rìa vũ trụ, theo Sky News đưa tin. Còn tàu vũ trụ của Virgin Galactic cất cánh cùng với một chiếc máy bay chở hàng trước khi được phóng ra ở độ cao 8 dặm so với Trái đất. Theo tờ Wired, công ty có thể bắt đầu các chuyến bay chở người thử nghiệm vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2020. Blue Origin cũng sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tương tự với con tàu mang tên New Shepard - theo tên của Alan Shepard, nhà du hành người Mỹ đầu tiên đi vào vũ trụ. Còn SpaceX đã có kinh nghiệm triển khai các vệ tinh lên quỹ đạo cho Chính phủ Mỹ và NASA. SpaceX có kế hoạch bắt đầu gửi phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) cho cơ quan vũ trụ Mỹ vào năm tới bằng cách sử dụng tàu Dragon. Các thử nghiệm với tàu có người lái dự kiến sẽ được khởi động vào tháng 4. Hoàng Nam lược dịch Nguồn: https://www.theweek.co.uk/98527/tech-trends-2019-folding-phones-cyber-crime-and-space-tourism

  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm